Các dấu hiệu nhận biết sớm khiếm thính ở trẻ nhỏ

Các dấu hiệu nhận biết sớm khiếm thính ở trẻ nhỏ

Trẻ khiếm thính là những trẻ bị tổn hại cơ quan thính giác ở các mức độ khác nhau. Do cơ quan thính giác bị tổn thương nên trẻ không tri giác được thế giới âm thanh, không nghe được tiếng nói và không hình thành được ngôn ngữ. Nếu trẻ khiếm thính được phát hiện từ sớm và quan tâm hỗ trợ với các phương pháp đặc biệt sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển những khả năng vốn có của mình.

1. Nguyên nhân khiến trẻ khiếm thính

Nguyên nhân khiến trẻ khiếm thính có thể bắt nguồn từ trước, trong và sau khi sinh:

1.1 Nguyên nhân xảy ra trước khi sinh

  • Bẩm sinh: Dị dạng tai, khiếm khuyết vành tai
  • Do bị nhiễm trùng trong quá trình mang thai (cúm, sởi hay các bệnh do virus khác).
  • Tiền sử gia đình bị khiếm thính di truyền khiến tai trong phát triển không bình thường.

1.2 Trong khi sinh

  • Đẻ non dưới 6 tháng
  • Cân nặng thấp dưới 2kg
  • Chấn thương não do can thiệp sản khoa.

1.3 Sau khi sinh

  • Do mắc các bệnh nhiễm trùng: Viêm màng não mủ, sởi, quai bị, viêm não.
  • Các bệnh của tai do viêm: Viêm tai giữa cấp hoặc mãn tính.
  • Do nhiễm độc thần kinh thính giác do một số thuốc (gentamicin, streptomycin, quinin..)
  • Chấn thương vào đầu, tổn thương vùng đầu như chấn động hay nứt hộp sọ.

Khi trẻ bị mắc các bệnh kể trên, nếu thấy các dấu hiệu nghe kém, chảy mủ tai hoặc đau trong tai cha mẹ cần đưa trẻ đến khám và chữa ở các đơn vị chuyên khoa tai mũi họng.

tieu-chuan-xuat-vien-voi-tre-sinh-non

Trẻ sinh non dưới 6 tháng có nguy cơ khiếm thính

2. Dấu hiệu của trẻ khiếm thính

Các dấu hiệu của việc mất thính lực ở mỗi trẻ mỗi khác và mức độ khiếm thính ở trẻ cũng khác nhau. Một số bé có thể quấy khóc và tỏ ra mất bình tĩnh với bất kỳ một âm thanh nào, trong khi một số bé khác vẫn sinh hoạt bình thường, và thậm chí không có một dấu hiệu bất thường nào hết. Tuy nhiên, cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu của trẻ khiếm thính thông qua các biểu hiện sau đây:

2.1 Đối với trẻ sơ sinh – 3 tháng tuổi

  • Không giật mình khi bất ngờ nghe phải âm thanh lớn.
  • Không có bất kỳ phản xạ nào với âm thanh, âm nhạc hay giọng nói. Không có biểu hiện hướng về nơi phát ra âm thanh.
  • Không cảm thấy thoải mái với những âm thanh du dương, êm dịu.
  • Không cựa mình hoặc thức giấc khi có giọng nói hay tiếng ồn lúc đang ngủ trong phòng yên tĩnh.
  • Sau 2 tháng, trẻ vẫn không thể phát ra những nguyên âm đơn giản như ô, a...
  • Nghe những giọng nói quen thuộc mà trẻ lại cảm thấy mới lạ, không có cảm giác yên tâm.

 

 

2.2 Đối với trẻ 4 - 8 tháng tuổi

  • Không xoay đầu hay hướng mắt về nơi phát tra âm thanh mà trẻ không nhìn thấy.
  • Trong môi trường yên tĩnh, trẻ không thay đổi biểu hiện đối với âm lượng giọng nói khác nhau hay tiếng ồn lớn
  • Không hứng thú với đồ chơi lúc lắc, chuông rung hay những đồ chơi có tiếng.
  • 6 tháng tuổi, bé không hề cố gắng bắt chước để tạo ra một âm thanh nào đó.
  • Trẻ ngơ ngác khi nghe nói chuyện,thường xuyên phải hỏi lại câu hỏi hoặc phải nhìn miệng để đoán từ.
  • Chưa biết “lảm nhảm” với chính mình hay phản xạ lại khi người khác nói chuyện.
  • Không có phản xạ khi nghe hiệu lệnh “không/ không được” cũng như cảm nhận được giọng điệu lời nói.
  • Có vẻ chỉ nghe được một vài âm thanh nhất định nào đó
  • Cảm nhận được tiếng động rung nhưng chỉ một số tiếng động nhất định
  • Quay lại chỉ vì nhìn thấy cha mẹ chứ không phải do cha mẹ gọi, có thể bị nhầm lẫn rằng trẻ đang lờ đi hay đang bị phân tán. Đây có thể là biểu hiện của chứng mất hoàn toàn hay một phần thính lực.

2.3 Đối với trẻ từ 9 - 12 tháng

Trẻ 9 tháng

Trẻ không có phản ứng gì khi được gọi tên là dấu hiệu nhận biết sớm

  • Không có phản gì khi được gọi tên mình.
  • Không thay đổi tông điệu khi tự nói chuyện với mình.
  • Không quay đầu nhanh hay hướng thẳng đến nơi âm thanh được phát ra.
  • Không nói được một số phụ âm như m, p, b, g...
  • Không tương tác với âm nhạc bằng cách lắng nghe, nhảy hay ê a theo bài hát.
  • Trẻ học nói muộn, hoặc dửng dưng trước mọi âm thanh. Tới 1 tuổi mà chưa nói các từ đơn lẻ như da da, ma ma, ta, ta, nói ngọng.
  • Không hiểu được một số từ chỉ đồ vật quen thuộc hàng ngày, hay làm một số động tác khi nghe tín hiệu như đưa tay chào khi nghe bye bye, hoặc làm theo chỉ dẫn như lại đây, cười nào...
  • Hay bật tivi to.

Cha mẹ cần thông báo ngay với bác sĩ và cho trẻ đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu trên.

3. Các biện pháp chẩn đoán

Đo thính lực

Mục đích của đo thính lực là để đánh giá sức nghe của trẻ một cách chính xác, tìm hiểu nguyên nhân giảm thính lực của trẻ

3.1 Cách kiểm tra khả năng nghe của trẻ 6 tháng đến 3 tuổi

Để nhận biết dấu hiệu khiếm thính ở trẻ sơ sinh, có thể xác định qua các bước:

Bước 1: Để trẻ nằm ngửa trên giường, người thử đứng ở phía đầu trẻ, cách nửa mét.

Bước 2:Thực hiện vỗ tay, hoặc lắc xúc xắc... để phát ra tiếng động xem trẻ có quay đầu về hướng đó không. Làm lại 3 lần và quan sát phản ứng của trẻ.

3.2 Kiểm tra khả năng nghe của trẻ trên 3 tuổi

Bước 1: Để trẻ ngồi quay lưng lại người thử, lần lượt bịt từng bên tai và hướng về bên đối diện nói từng từ đơn, cường độ nói bình thường để trẻ nhắc lại. Nếu trẻ nhắc lại 4 - 5 lần đều đúng có thể coi sức nghe bình thường.

Bước 2: Làm lại với tai bên đối diện.

Bước 3: Nếu phát hiện trẻ nói sai, hoặc không nhắc lại được các âm thanh lời nói, cần cho trẻ đến các đơn vị chuyên khoa uy tín để đo thính lực.

3.3 Đo thính lực

Mục đích của đo thính lực là để đánh giá sức nghe của trẻ một cách chính xác, tìm hiểu nguyên nhân giảm thính lực của trẻ. Từ đó chọn lựa phương pháp khắc phục: cho trẻ đeo máy trợ thính hay phẫu thuật. Giúp chọn lựa loại máy trợ thính cho phù hợp với trẻ.

Trẻ bị khiếm thính nếu được phát hiện sớm và quan tâm kịp thời thì khả năng hồi phục cao, đặc biệt đối với trẻ dưới 2 tuổi. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu bị khiếm thính, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở, bệnh viện uy tín để kiểm tra thính lực, từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

 

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: