-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh: Hướng dẫn từ WHO và CDC
Việc duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Vì thế sau 6 tháng đầu nuôi con bằng sữa mẹ, cần chú ý đến các dưỡng chất và bổ sung đầy đủ cho bé khi bắt đầu ăn dặm.
1. Nuôi con bằng sữa mẹ và lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho bé. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và sau đó tiếp tục cho trẻ bú đến 12 tháng tuổi hoặc hơn. Điều này sẽ cung cấp cho bé khẩu phần dinh dưỡng lý tưởng, đồng thời hỗ trợ cho bé tăng trưởng và phát triển tốt.
Mặc dù, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt cho bé, nhưng bé vẫn cần bổ sung thêm vitamin D (bắt đầu khi sinh) và sắt (bắt đầu từ 4 tháng tuổi) từ các chất bổ sung.
Nuôi con bằng sữa mẹ tốt cho cả mẹ và bé. Sữa mẹ là là nguồn dinh dưỡng tốt cho bé và dễ dàng được hấp thu. Khi bé lớn lên, sữa mẹ sẽ thay đổi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Bên cạnh đó, nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể giúp mẹ và bé chống lại một số bệnh như:
- Lợi ích cho bé: Trẻ bú mẹ sẽ có nguy cơ thấp các bệnh: hen suyễn, béo phì, đái tháo đường type 1, bệnh hô hấp dưới nghiêm trọng, viêm tai giữa cấp tính (nhiễm trùng tai), hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), nhiễm trùng đường tiêu hoá (tiêu chảy hoặc nôn), viêm ruột hoại tử (NEC) - đặc điểm ở trẻ sinh non tháng.
- Lợi ích cho mẹ: Những bà mẹ cho con bú cũng có nguy cơ thấp các bệnh như: ung thư vú, ung thư buồng trứng, đái tháo đường type 2, huyết áp cao.
2. Thực hành dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Ăn vào thời điểm nào và số lượng bao nhiêu tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng bé. Đây là một số điều cần biết về mức độ cũng như tần suất bú mẹ trong những ngày đầu tiên, các tuần và các tháng của cuộc đời:
- Ngày đầu tiên
Bụng bé sơ sinh lúc này còn rất nhỏ. Ở thời điểm này bé không cần nhiều sữa với mỗi lần cho ăn. Tần suất ăn của bé khoảng 1-3 giờ. Cho bé ăn thường xuyên còn giúp tăng nguồn sữa cũng như tập cho bé thói quen bú và nuốt.
Cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nên những ngày đầu không nên cho trẻ ăn sữa bột hay sữa công thức. Nếu mẹ lo lắng về việc đáp ứng nhu cầu của bé, hãy nói chuyện với chuyên gia để được tư vấn dinh dưỡng cho bé.
- Tuần đầu và tháng đầu tiên
Khi bé đã lớn thì bụng bé cũng sẽ lớn lên. Lúc này nhu cầu ăn của bé sẽ tăng lên. Trong vài tuần đầu hay tháng đầu tiên, thời gian giữa các lần ăn bắt đầu dài hơn và trung bình cứ sau 2-4 giờ là bé có nhu cầu muốn ăn. Tuy nhiên, một số bé có thể bú nhiều hơn và khoảng thời gian giữa hai bữa cũng có thể ngắn hơn.
Tần suất ăn của bé có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian trong ngày. Một số bữa ăn có thể dài hoặc ngắn và các bé thường sẽ biểu hiện ăn no của chúng bằng sự hài lòng và buồn ngủ sau khi ăn. Ở thời điểm này bé có thể bú mẹ trong khoảng 8 - 12 lần/24 giờ.
- 6 đến 12 tháng
Khi bé 6 tháng tuổi lúc này bé vẫn tiếp tục bú mẹ theo nhu cầu đồng thời bé sẽ bắt đầu tập ăn bổ sung. Trong trường hợp, khi bé bắt đầu quen với ăn bổ sung có thể bé sẽ ít bú sữa hơn, thì mẹ cần phải lưu ý nên cho bé bú trước những bữa ăn bổ sung để giúp duy trì nhu cầu sữa mẹ của bé vẫn được đảm bảo. Bởi vì, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với bé ngày cả khi bé đã bắt đầu ăn bổ sung.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy tập cho bé làm quen dần dần với các loại thực phẩm. Cho bé bắt đầu ăn từ lỏng đến đặc, đồng thời sử dụng đa dạng các loại thực phẩm nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu theo nhu cầu khuyến nghị. Ngoài ra, mẹ nên thực hiện tô màu bằng thực phẩm để tạo ra bát bột/cháo dinh dưỡng kích thích trẻ ăn tốt hơn.
- 12 đến 24 tháng
Ở giai đoạn này số lần bú trong ngày của trẻ sẽ khác nhau. Một số trẻ chỉ bú trước khi đi ngủ hoặc bú vào buổi sáng, nhưng ngược lại một số trẻ khác bú sữa mẹ chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn hàng ngày. Lúc này trẻ cũng đã lớn hơn và phát triển hơn, nên ngoài việc duy trì bú mẹ cho bé có đủ về số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng thì mẹ cần phải quan tâm đến khẩu phần ăn bổ sung cho bé. Kết hợp cả bú mẹ và ăn bổ sung sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé giúp bé tăng trưởng và phát triển tốt.
3. Một số dấu hiệu nhận biết bé no hay đói
Bé sẽ có dấu hiệu đói hoặc no bằng cách sử dụng âm thanh và chuyển động. Khóc thường là một dấu hiệu muộn của đói. Để hiểu các dấu hiệu của trẻ rất quan trọng vì nó giúp cho mẹ có thể biết được tần suất ăn của bé. Dưới đây là một số dấu hiệu bé biểu hiện khi no và đói (đối với trẻ sơ sinh đến 6 tháng):
- Dấu hiệu bé đòi bú hay bé đói thường là: Đưa tay lên miệng, quay đầu về phía mẹ hay vú mẹ, nhăn mặt, chép môi hoặc liếm mọi, nắm tay chặt,...
- Khi bé no: Bé sẽ tự dừng bữa ăn, quay ra khỏi phía mẹ hay núm vú của mẹ, tay bé bắt đầu thư giãn.
Còn với bé từ 6 đến 24 tháng:
- Bé đói nếu bé: Đặt hoặc chỉ vào thực phẩm, mở miệng khi được cho ăn, bị kích thích khi nhìn thấy thức ăn, sử dụng chuyển động tay hay tạo ra âm thanh.
- Bé bụng no bé sẽ đẩy thức ăn ra xa bé, không mở miệng khi được cho ăn, quay đầu đi khỏi thức ăn.
Hãy để cho bé tự quyết định ăn bao nhiêu theo nhu cầu của bé. Không nên ép hoặc gây áp lực cho bé khi ăn. Trong trường hợp, lo lắng về việc bé ăn ít có thể gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm phương pháp giải quyết tối ưu.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Nguồn tham khảo: cdc.gov, who.int