Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng để bé nhanh khỏe

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng để bé nhanh khỏe

Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể bị một số phản ứng sau tiêm khiến các mẹ lo lắng. Sau đây, chuyên mục Góc chuyên gia của AVAKids sẽ cùng các mẹ tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng hiệu quả nhé. 

1.Một số phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ

Để chăm sóc trẻ sau tiêm chủng an toàn, các mẹ hãy cùng tìm hiểu một số phản ứng sau tiêm thường gặp ở trẻ nhé:

Trẻ quấy khóc

Việc tiêm vắc-xin cho trẻ có thể khiến trẻ cảm thấy lo sợ, căng thẳng khi tiêm và mệt mỏi sau chủng ngừa. Những điều này dẫn đến tình trạng quấy khóc. Quấy khóc vì khó chịu sau khi tiêm là điều bình thường, mẹ không cần quá lo lắng.

Sau khi tiêm, trẻ thường cảm thấy khó chịu và quấy khóc

Sau khi tiêm, trẻ thường cảm thấy khó chịu và quấy khóc

Trẻ buồn ngủ

Việc gật gù hoặc buồn ngủ trong nhiều giờ sau khi tiêm chủng là điều bình thường. Nghỉ ngơi nhiều hơn là cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng tốt nhất.

Trẻ bị sốt

Trẻ bị sốt là biểu hiện thường gặp sau khi tiêm phòng cho trẻ. Đa số trẻ sẽ sốt nhẹ, kéo dài trong vòng 24 - 72 giờ sau tiêm và tự khỏi. Cha mẹ không cần quá lo lắng. 

Nếu trẻ sốt dưới 38 độ C, cha mẹ chỉ cần đặt khăn hạ sốt, mặc quần áo rộng rãi, cho trẻ uống nước, oresol để bù điện giải. Nếu sốt trên 38 độ C, thì cách 2 - 3 giờ kiểm tra nhiệt độ một lần. Cha mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu trẻ sốt trên 39 độ C và kèm theo các biểu hiện như khóc thét không ngừng, tím tái,... thì việc chăm sóc trẻ sau tiêm chủng tại nhà là không hiệu quả, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

 

Có thể bạn quan tâm: Uống oresol hàng ngày có tốt không? Một số điều cần lưu ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Trẻ bỏ ăn, bỏ bú

Một số trẻ sau khi tiêm chủng có thể bú nhiều hơn nhưng nhiều bé khác lại bú ít hơn bình thường. Điều này làm nhiều mẹ lo lắng khi chăm sóc trẻ sau tiêm chủng vì thấy bé hay bỏ ăn. Tuy nhiên, thông thường bé chỉ ăn kén khoảng 1 - 2 ngày sau khi tiêm.  

Phát ban đỏ, mụn nước

Việc phát ban đỏ toàn thân có thể xuất hiện sau khi trẻ tiêm vắc xin sởiquai bị và rubella trong vòng 5 - 12 ngày. Tại vị trí tiêm phòng thủy đậu sau 3- 4 tuần cũng có thể hình thành nên các mụn nước sưng, đau. Các biểu hiện này sẽ tự biến mất sau khoảng 1 - 2 ngày.

Sau khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh, tại vết tiêm sẽ xuất hiện nốt mụn nhỏ khoảng 30 phút thì biến mất. Hai tuần tiếp theo, tại vị trí này sẽ hình thành vết loét, rồi sẽ tự lành và để lại sẹo lớn có kích thước 5 mm. Điều này cho thấy trẻ đã hình thành miễn dịch với bệnh, cha mẹ có thể yên tâm chăm sóc trẻ sau tiêm chủng. 

Tuy nhiên, nếu cùng lúc đó hạch cổ, hạch nách hoặc hạch dưới xương đòn trái nổi rõ kèm theo nốt mủ sưng có đường kính lớn hơn 1cm, thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

 

Có thể bạn quan tâm: Một số điều cần biết trước khi tiêm phòng quai bị cho trẻ

Sưng đỏ, bầm tím tại vị trí tiêm

Vị trí tiêm sưng đỏ, đau, cứng là các triệu chứng thường gặp sau tiêm vắc-xin. Đây là những triệu chứng bình thường và sẽ biến mất sau vài ngày, cha mẹ không cần quá lo lắng khi chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.

Tại vị trí tiêm có thể xuất hiện bầm tím nếu trẻ có bệnh về máu hoặc giảm tiểu cầu. Với trẻ bị thiếu yếu tố đông máu hoặc giảm tiểu cầu, thì có thể truyền các yếu tố đông máu hoặc truyền tiểu cầu trước khi tiêm phòng.

Đau âm ỉ tại vết tiêm cũng là một phản ứng bình thường sau khi tiêm chủng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài ngày là khỏi. Trẻ có thể cảm thấy sưng, nóng, đôi khi bị ngứa ở vết tiêm. Nếu cơn đau kéo dài, trở nên tồi tệ, kèm theo những dấu hiệu bất thường khác thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để theo dõi.

Rối loạn tiêu hóa 

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là triệu chứng thường xảy ra sau khi uống vắc xin Rotavirus. Trẻ sẽ đi ngoài nhiều lần và phân có dạng loãng hơn bình thường. Tình trạng này sẽ tự hết sau vài ngày. Vì vậy cha mẹ không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy hay men hỗ trợ tiêu hóa khi chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.

Cha mẹ nên chăm sóc, bù nước và điện giải cho trẻ trong thời gian này. Nếu rối loạn tiêu hóa kèm triệu chứng sốt cao lớn hơn 38,5 độ C và có dấu hiệu mất nước, nôn ói hoặc đi ngoài nhiều lần thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Triệu chứng giả cúm

Sổ mũi, đau đầu, hắt hơi,... là các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi tiêm phòng cúm cho trẻ. Sau khoảng 1 - 2 ngày thì tình trạng giả cúm sẽ hết, trẻ sẽ bình thường trở lại. Cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ nếu dịch mũi quá nhiều. Cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn khi chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.

 

Có thể bạn quan tâm: Có nên tiêm phế cầu cho trẻ không? Một số điều ba mẹ cần lưu ý

2.Những phản ứng nặng sau tiêm chủng ở trẻ

Các phản ứng nặng sau tiêm rất hiếm gặp, nhưng nếu chúng xảy ra, cha mẹ không nên chăm sóc trẻ sau tiêm chủng tại nhà mà nên đưa trẻ đến điều trị tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho trẻ. Một số phản ứng nặng sau tiêm vắc-xin là:

  • Phản ứng quá mẫn cấp tính: Đây là phản ứng thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm chủng với một hoặc nhiều triệu chứng như thở khò khè ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản, phát ban, phù nề ở mặt, phù nề thanh quản hoặc phù nề toàn thân
  • Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C
  • Khóc thét dai dẳng trên 3 giờ kèm theo la hét
  • Co giật
  • Áp xe: Tại chỗ tiêm mềm hoặc có dò dịch, có thể là áp xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn. 
  • Nhiễm khuẩn huyết: Bệnh thường khởi phát cấp tính, có tính chất toàn thân, nghiêm trọng. 
  • Sốc phản vệ: Đây là một phản ứng dị ứng rất nguy hiểm và hiếm gặp. Tình trạng này hoàn toàn có thể hồi phục nếu được điều trị kịp thời. 
  • Lồng ruột: Tình trạng này thường xảy ra trong 7 ngày sau khi dùng vắc xin rotavirus. Những đứa trẻ trông xanh xao, khó chịu và thường co chân lên có thể bị lồng ruột. 
  • Sưng lan ra ngoài vết tiêm
  • Sưng ở mặt, mắt, lưỡi
  • Thay đổi thị lực và thính giác
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Bất tỉnh, ngất xỉu, mất ý thức, không thể tỉnh táo.

Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 kéo dài nên đưa đến bệnh viện để chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Nếu trẻ sốt cao kéo dài nên đưa đến bệnh viện để chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Có thể bạn quan tâm: Tiêm 6 trong 1 có sốt không? Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị sốt sau tiêm hiệu quả

3.Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Theo dõi tại điểm tiêm vắc-xin

Sau khi tiêm, cha mẹ cho trẻ ở tại cơ sở y tế trong khoảng 30 phút để theo dõi. Nếu không xuất hiện triệu chứng bất thường thì cha mẹ đưa trẻ về nhà và tiếp tục theo dõi trong vòng 72 giờ.

Mỗi loại vắc-xin sẽ có những biểu hiện khác nhau, cha mẹ cần hỏi kỹ nhân viên y tế để có những biện pháp chăm sóc trẻ sau tiêm chủng hiệu quả. Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: khó thở, nôn ói, quấy khóc hoặc không tỉnh táo, cha mẹ nên báo nhanh với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Theo dõi tại nhà

Về việc chăm sóc trẻ sau tiêm chủng tại nhà, cha mẹ cần theo dõi ít nhất từ 24 - 72 giờ với các dấu hiệu:

  • Thân nhiệt: Sốt cao hay sốt nhẹ
  • Nhịp thở
  • Tình trạng ăn uống, đi vệ sinh
  • Sưng đau tại chỗ tiêm.
  • Toàn thân có nổi phát ban đỏ hay không.

Một số cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng, cha mẹ có thể áp dụng là:

  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ, hạn chế vừa nằm vừa ăn để tránh bị sặc. 
  • Uống nước và bú nhiều hơn.
  • Không để trẻ chạm vào chỗ tiêm, không tì đè khi bế hoặc đặt bất cứ thứ gì vào vết tiêm để tránh gây nhiễm trùng.
  • Mặc áo quần thoáng mát, hút mồ hôi nhanh vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.
  • Quan sát trẻ thường xuyên vào ban đêm
  • Khi trẻ bị sốt, cha mẹ dùng nhiệt kế để theo dõi thân nhiệt, nới lỏng quần áo, chườm ấm và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ôm ấp trẻ nhiều hơn để trẻ cảm thấy an tâm. Nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng những hành động âu yếm giúp kích hoạt cơ chế tiết ra hóc-môn giảm đau trong cơ thể trẻ em. 
  • Để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.

Cho trẻ bú nhiều hơn là một cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng hiệu quả

Cho trẻ bú nhiều hơn là một cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng hiệu quả

 Theo nguồn :avakids

popup

Số lượng:

Tổng tiền: